Theo quy định của nghị quyết 115/2015/NĐ-CP, những người lao động ở nước ngoài đều bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, theo đó mỗi năm sẽ có 80.000 đến 100.000 lao động đi xuất khẩu sang các nước như Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…đều phải đóng mức là 22% của hai lần mức lương cơ sở.
Nó được phân ra làm hai trường hợp, nếu đối tượng nào đã tham gia rồi thì họ phải đóng trước khi nghỉ việc đi tìm
việc làm ở Singapore hay nhiều nước khác, trường hợp thứ hai là người chưa từng tham gia bảo hiểm lần nào họ phải đóng 22% của hai lần mức lương cơ sở.
Thêm gánh nặng cho người lao động?
Khi nghe được tin này thì một người ở Hà Nội đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm rằng mức đóng này là quá cao, đặc biệt những người lao động ở trong nước chỉ phải đóng 8% là đã được hưởng cả 5 chế độ là hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau vì được người sử dụng lao động đóng cùng, trong khi đó người đi làm việc ở nước ngoài chỉ được hưởng hai chế độ đó là hưu trí và tử tuất mà thôi.
Tương tự như vậy, một người ở Bắc Ninh cho biết, một người đi lao động ở Nhật Bản với mức lương 15 triệu đồng một tháng, như vậy một năm họ sẽ có 180 triệu đồng, nhưng chi phí cho việc trả trước đã ở mức từ 140 đến 200 triệu đồng, tương đương với việc đóng gần một năm tiền lương. Nếu như họ còn phải đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội nữa thì con số này còn tăng lên gấp bội, trong khi đó chẳng biết lợi ích mà họ được hưởng là sẽ như thế nào.
Đây là một vấn đề mà không những làm cho người lao động cảm thấy lo lắng mà bản thân các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng phải đau đầu. Khi được hỏi điều này mọi doanh nghiệp đa phần đều cho rằng hình thức này là cách để nâng cao độ bao phủ bảo hiểm xã hội nhưng nó lại gây ra sức ép không nhỏ cho người lao động, họ phải chịu thêm một khoản phí và thêm nữa là thủ tục khá rườm rà. Ngay chính họ đã mất đi một số tiền không ít để được đi làm việc nước ngoài rồi.
Trên đây không chỉ là nỗi lo của NLĐ mà quy định bắt buộc NLĐ phải đóng BHXH khi đi làm việc ở nước ngoài cũng khiến các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài lo lắng. Phần lớn doanh nghiệp khi được hỏi đều cho rằng, việc đưa nhóm lao động đi làm việc ở nước ngoài vào diện bắt buộc tham gia BHXH là một cách để nâng cao độ bao phủ BHXH.
Theo như chuyên gia trong lĩnh vực này cho biết, trước đây chính xách bảo hiểm này vẫn còn khoảng trống, do vậy mà người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài hơn chục năm trở về thì đã quá lớn tuổi, không còn thời gian để lao động ở trong nước cũng như điều kiện để hưởng lương hưu. Do đó, việc bổ sung điều này nhằm đem lại lợi ích cho người lao động.
Sẽ có nhiều linh hoạt
Theo như lãnh đạo của Bộ LĐTB&XH cho biết, việc đóng bảo hiểm này bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện do chủ trương của Đảng và Nhà Nước đề ra để đảm bảo vấn đề an sinh xã hội, điều đó cũng có nghĩa là người lao động sẽ tích lũy được một khoản tiền khi còn trẻ và về sau khi đã già thì họ sẽ được hưởng lương hưu, đảm bảo sự ổn định của cuộc sống. Điều đặc biệt đó là phương thức đóng bảo hiểm của đối tượng này cũng tương đối linh hoạt, có thể đóng 3 tháng, 6 tháng hay một năm một lần nếu như chưa có điều kiện, ngoài ra còn có thể trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội hay đóng qua doanh nghiệp đưa lao động ra nước ngoài.
Thùy Duyên