Dù chỉ là một đảo quốc nhỏ bé và nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên, thế nhưng kinh tế Singapore lại phát triển vượt bậc và vươn tầm thế giới với chính sách coi trọng nền kinh tế tri thức, trọng dụng người tài và thu hút lao động nước ngoài
làm việc tại Singapore. Tuy nhiên, mới đây, cùng với sự ra đời của Ngân hàng việc làm, Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó thủ tướng Singapore cho biết
“để đảm bảo sự ổn định về mặt xã hội, Singapore sẵn sàng chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm”.
Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó Thủ tướng Singapore, Tharman Shamugaratnam.
Ông Tharman cho biết nếu tăng trưởng kinh tế chủ yếu là nhờ vào tăng gia sản xuất thì với mức tăng trưởng 3% trong năm nay so với 6,4% trong những năm qua thì con số này có thể tạm hài lòng. Việc chấp nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với mọi năm là để Chính phủ hạn chế nguồn lao động nước ngoài muốn
lam viec tai Singapore và duy trì tỉ lệ lao động bản xứ ở mức 1/3.
Không quá khó để giải thích vì sao Singapore lại thu hút một số lượng lớn lao động ngoại lai. Những năm qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh cùng với chế độ ưu đãi và thu hút nhân tài các nước, số lượng lao động đến xin việc làm tại Singapore không ngừng tăng. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2013, dân số Singapore tăng từ 4 triệu người lên 5,4 triệu người, trong đó số lượng người nước ngoài tăng 35% và chiếm 38% lực lượng lao động, điều này gây nên một sức ép lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ tại đảo quốc.
Nhằm giảm thiểu nhu cầu thuê lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực, Chính phủ Singapore đã đặt ra kế hoạch này, mặc dù nhiều công ty trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ khách hàng phản đối, than phiền vì những khó khăn đang dồn lên họ vì phải thay đổi cơ cấu. Tuy nhiên, ông Tharman khẳng định sẽ không có sự điều chỉnh đối với những quy định như vậy bởi các công ty cần phải tự điều chỉnh và tìm ra những cách thức hoạt động hiệu quả hơn.
Việc hạn chế sử dụng lao động nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ổn định có nghĩa thị trường lao động bị thắt chặt, với tỷ lệ thất nghiệp dao động ở khoảng 2%, những người mong muốn có một
viec lam tai Singapore cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại hơn.
Đào Trinh