Trang chủ » Tin Tức Nội Bộ » Xuất Khẩu Lao Động» Hạn chế lao động nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Singapore

Hạn chế lao động nước ngoài ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Singapore

03/02/2015 08:55
Kể từ khi Bộ trưởng Nhà nước về Nhân lực và Phát triển quốc gia Singapore ban hành “Ngân hàng việc làm”, thắt chặt cũng như hạn chế sử dụng lao động nước ngoài khi    làm việc tại Singapore thì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Singapore đang có sự thay đổi rõ rệt, tuy nhiên, đáng tiếc là sự thay đổi đó không theo như mong muốn mà có chiều hướng tiêu cực.



Theo các chuyên gia kinh tế, nền kinh tế Singapore đang trải qua thời kỳ tái cơ cấu. Sự chuyển đổi giữa kinh tế và việc làm là điều rất khó khăn nhưng lại cần thiết để giúp nền kinh tế của quốc gia này phát triển biển vững. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng dài hạn, chính phủ Singapore sẽ tiếp tục giảm bớt nguồn lao động nước ngoài. Quốc đảo này hiện đang sử dụng một lượng lớn nguồn lao động nước ngoài giá rẻ. Ước tính có khoảng 1 triệu công nhân nước ngoài đang sinh sống tại đây. Tuy nhiên, khi chính phủ tiến hành thắt chặt các chính sách về nguồn lao động nước ngoài, các doanh nghiệp ở Singapore sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực và tăng giá lao động

Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng vừa công bố và đánh giá, cho rằng chính sách tăng chậm   lao động nước ngoài của Singapore đang và có thể tiếp tục gây hại cho tăng trưởng tiềm tàng cũng như làm giảm sút tính cạnh tranh của đảo quốc Sư tử này. Tuy nhiên, qua đánh giá hàng năm về chính sách kinh tế và tài chính của Singapore, IMF cũng nhấn mạnh rằng chính vì nguồn cung lao động bị thắt chặt do hạn chế sử dụng lao động nước ngoài công với dân số già trong hạn sẽ khiến cho tiền lương tăng.



Cũng theo IMF, tăng năng suất cũng rất khó để có thể khắc phục được những hậu quả trên, không những thế, còn khiến cho tỉ lệ lạm phát sẽ tăng. Đồng thời, các nền kinh tế mới phát triển, mới nổi bên ngoài có sự tăng trưởng chậm mà còn kéo dài cũng đang rất ảnh hưởng đến kinh tế Singapore. Cũng theo đó, IMF cũng đưa ra cảnh báo rằng Singapore cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự tích lũy hiện tại và cuối cùng là dư thừa công suất ở Trung Quốc, khiến thị trường tài chính biến động đột ngột với nhiều rủi ro địa chính trị.

Mặc dù vậy, có thể tin tưởng rằng cải thiện năng suất có thể mất thời gian để hiện thực hóa và có thể không bù đắp hoàn toàn các tác động do tăng trưởng lực lượng lao động giảm sút, nhưng các nỗ lực tái cơ cấu của Singapore có thể tạo ra một kỉ nguyên phát triển bền vững mới, khi mà các nhà chức trách Singapore đã thành công trong quản trị kinh tế vĩ mô để hỗ trợ hoạt động kinh tế mạnh mẽ trong khi vẫn kiềm chế lạm phát ở mức kiểm soát được.

Tuy nhiên, Singapore sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, đó là những khó khăn liên quan đến việc giảm tăng trưởng của các đối tác thương mại và sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu.

Đào Trinh


Khác