Trong những năm gần đây xuất khẩu lao động sang Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…ngày càng thu hút nguồn lao động của Việt Nam, nhất là đối tượng nữ giới. Tuy nhiên khi các chị em sang nước ngoài lao động thì gặp không ít rủi ro bởi các vấn đề bảo vệ quyền lợi của họ hiện nay còn rất nhiều lỗ hổng, chưa đảm bảo được quyền bình đẳng giới đối với nhóm người lao động này.
Những lỗ hổng trong quản lý lao động nữ
Theo nguồn thôn tin của Bộ LĐ-TB&XH thì đa phần nhân lực nữ
làm việc tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…hay gắn với những công việc mang tính truyền thống ví dụ như chăm sóc em bé, phụ giúp việc nhà, y tá điều dưỡng, thợ may, thợ dệt, lắp ráp thiết bị điện tử… Chính vì bản tính chịu khó, ý thức tổ chức kỹ luật tốt mà nguồn nhân lực của Việt Nam được người sử dụng rất có thiện chí. Song bên cạnh đó những tồn tại trong nhóm đối tượng này không hề giảm đi.
Người lao động rất ít có cơ hội để tiếp cận được với những thông tin tuyên truyền chính thức về xuất khẩu lao động, nếu ai thiếu kỹ năng sống sẽ dễ dàng bị lừa gạt. Ngoài ra còn có một số vấn đề mà lao động nữ cũng phải suy nghĩ khi hoàn thành hợp đồng làm việc ở nước ngoài trở về quê hương họ không biết phải tìm công việc gì để ổn định, có cuộc sống bền vững.
Một trong những nguyên nhân khiến cho lao động nữ không được bảo vệ đầy đủ quyền lợi đó chính là công tác quản lý chặt chẽ, không nắm được đầy đủ thông tin của lao động thường xuyên, không thực hiện các chế độ báo cáo thông tin một cách nghiêm túc. Không chỉ vậy dù phát luật hiện hành quy định về hợp đồng liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài khá đầy đủ, song nó vẫn chưa thể thiện được nguyên tắc bình đẳng giới, nhất là với lao động nữ.
Cần bổ sung nhiều chính sách mới bảo hộ phụ nữ
Để giải quyết các vấn đề này thì trước hết các cơ quan chính phủ của nước ta cần phải rà soát lại các thỏa thuận phái cử lao động của các nước, đảm bảo bình đẳng giới khi đàm phán các thỏa thuận song phương. Đối với những dịch vụ xuất cảnh có tính nhạy cảm giới và văn hóa thì cần phải tằng cường các kênh thông tin dựa trên cộng đồng để đến nước với lao động nữ.
Khi ký kết hợp các hiệp định và thỏa thuận hợp đồng cần bổ sung trách nhiệm về việc đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới cũng như bảo vệ trực tiếp quyền lợi của nguồi lao động nữ. Không để tình trạng quyền lợi của người lao động Việt Nam thấp hơn quyền lợi của các lao động đến từ các quốc gia khác được thụ hưởng.
Bên cạnh những giải pháp trên thì cũng cần phải có chính sách loại bỏ những ngành nghề không phù hợp, đưa ra các biện pháp để giúp người lao động nữ có thể tái hòa nhập với được với xã hội sau khi quay về nước ví dụ như hỗ trợ vốn, tài chính hay tìm kiếm một công việc mới cho lao động…
Thùy Duyên